Vệ tinh giúp theo dõi núi lửa ra sao?

 Những ‘con mắt’ quan sát Trái đất từ trên cao liên tục theo dõi mọi khu vực, sẵn sàng cung cấp dữ liệu tức thời về các sự kiện, bao gồm núi lửa phun trào, để nghiên cứu hay theo dõi những diễn biến tiếp theo đó.

Vệ tinh giúp theo dõi núi lửa ra sao? - Ảnh 1.

Hình ảnh núi lửa phun trào ở Tonga nhìn từ vệ tinh ngày 15-1 – Ảnh: AFP

Khi ngọn núi lửa ngầm gần Vương quốc Tonga phun trào cuối tuần trước, các vệ tinh ngay lập tức ghi lại những gì đang diễn ra. Tất cả thông tin mà các vệ tinh này thu thập được, không chỉ đối với núi lửa, sẽ hỗ trợ ứng phó khẩn cấp và giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các sự kiện, theo Đài BBC. Giám sát liên tục Một nhóm vệ tinh sẽ theo dõi thời tiết từ khoảng cách 36.000 km so với mặt đất. Chúng quét mặt đất sau mỗi vài phút, chuyển tiếp hình ảnh để phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Chính những vệ tinh này đã ghi lại một số hình ảnh ngoạn mục nhất của đám mây tro bụi phun ra từ núi lửa. Khi núi lửa phun trào, tro bụi phun ra khiến chúng ta khó có thể biết được điều gì đang thực sự xảy ra từ mặt đất, trừ khi sử dụng công nghệ radar có thể quét xuyên qua tro bụi. Nhưng hình ảnh từ radar có thể khó hiểu nếu nhìn không quen. Trong khi đó, hình ảnh từ vệ tinh có thể chuyển tải rõ hơn mức độ bùng nổ của ngọn núi. Một điều có thể quan sát rất rõ trên hình ảnh của vệ tinh là chấn động lan theo mọi hướng từ vụ phun trào. Trong khi đó, một số vệ tinh như Aeolus của châu Âu sử dụng laser cực tím để theo dõi tốc độ, hướng gió và những tia này sẽ bị chặn bởi những thứ lơ lửng trong không trung, có thể giúp xác định được chiều cao của đám mây tro bụi phun ra từ núi lửa.
Xác định thiệt hại
Vệ tinh giúp theo dõi núi lửa ra sao? - Ảnh 2.

Hình ảnh núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha’apai trước (trái) và đang phun trào (phải) cách nhau khoảng 2 giờ – Ảnh: Planet

Những vụ phun trào núi lửa lớn có thể làm dịu khí hậu trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn vụ phun trào núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991 đã làm giảm nhiệt độ toàn cầu trung bình xuống nửa độ trong vài năm. Cơ chế của việc này chính là việc núi lửa bơm một lượng lớn sulfur dioxide (SO2) vào bầu khí quyển. SO2 kết hợp với nước để tạo ra những hạt khí dung có thể phản xạ bức xạ mặt trời. Vệ tinh Sentinel-5P của châu Âu có thể lập bản đồ số lượng và bao phủ của SO2. Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại do núi lửa phun trào ở Tonga. Người dân nơi đây đang phải đối phó với tro bụi và lũ lụt do sóng thần gây ra. Các vệ tinh có độ phân giải cao hiện đang thực hiện giao nhiệm vụ lập bản đồ nhiều hòn đảo trong khu vực, hỗ trợ việc ứng phó khẩn cấp tại những nơi cấp thiết nhất. Theo Trần Phương https://tuoitre.vn/ve-tinh-giup-theo-doi-nui-lua-ra-sao-20220117184855346.htm
1,135 views

Chương trình Giữ trọn lời thề

Bảng giá quảng cáo và dịch vụ 2024

Chương trình Phát thanh

Hộp thư góp ý

Cổng thông tin Chuyển đổi số Bình Thuận

Chuyển đổi số

Liên kết website

Thông tin cần biết